Thời đại Hồ Chí Minh và trong lĩnh vực chính trị khái niệm dân vận khá phổ biến, đó là hoạt động vận động, tập hợp lực lượng cách mạng, nhân tố quyết định sự thành công của cách mạng. Hiện nay, khái niệm quan hệ công chúng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau và có nội dung khác nhau, xem xét dưới góc độ một tổ chức, có hai phạm vi một là quan hệ nội bộ tổ chức, tức là quan hệ giữa người đảm nhận một chức vụ nhất định với các thành viên còn lại trong tổ chức, hai là quan hệ giữa tồ chức với ngoài tồ chức.

Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 - 1969), người tìm thấy con đường cứu nước và giải phóng dân tộc, mở ra thời kỳ độc lập dân tộc, bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng phát triển quốc gia phần vinh, nhân dân có cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc. Để có lực lượng cách mạng, Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) đã thực hiện thành công công tác dân vận. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định vai trò của quần chúng nhân dân và công tác dân vận: “Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”, “Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, tất cả vì dân, tất cả do dân, có dân là có tất cả. “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”, không có gì cao cả hơn là phục vụ dân.

Trong quan hệ công chúng, Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại nhiều luận điểm có giá trị lý luận và thực tiễn quý báu: Người làm quan hệ công chúng phải chuyên nghiệp, phải được đào tạo và có trình độ. Trong quan hệ công chúng trước hết và trên hết phải xuất phát từ nhu cầu, nguyện vọng, lợi ích thiết thực, chính đáng của quần chúng. Tác phong chuẩn mực, nhưng gần gũi, thân thiết với quần chúng. Trong quan hệ công chúng phải kiên trì, nhẫn nại, tôn trọng quần chúng, có tinh thần cầu thị. Hình thức trong quan hệ công chúng phải đa dạng, phong phú, nhất là phải phù hợp với từng nhóm công chúng cụ thể. Một điểm lý thú trong quan hệ công chúng, được Chủ tịch Hồ Chí Minh lưu ý là cần phải tránh những điều gây phản tác dụng và giảm hiệu quả trong quan hệ công chúng.

leftcenterrightdel
link dafabet
  Ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh với thiếu niên Việt Nam
leftcenterrightdel
link dafabet
 Ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh với thanh niên Việt Nam
leftcenterrightdel
link dafabet
 Ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh với công nhân Việt Nam

leftcenterrightdel
Ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh với nông dân Việt Nam 
leftcenterrightdel
Ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh với trí thức Việt Nam 

 

TS.Nguyễn Đắc Dũng – Khoa Khoa link dafabet xã hội