Cây đậu đen có tên khoa dafabet com làVigna cylindrica(L.) Skeels (danh pháp rút gọn làVigna cylindrica). Cũng giống như các loài phụ khác của đậu cowpea, đậu đen là loại cây trồng đa chức năng và có giá trị sử dụng cao, cung cấp thức ăn cho người và gia súc (Langyintuo& cs., 2003). Chúng tạo thành một loại thực phẩm quan trọng trong chế độ ăn uống ở châu Phi và châu Á (Amadi & Okorie, 2022). Cây đậu đen có thể được sử dụng ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng. Lá cây non, quả non có thể sử dụng như một loại rau làm thức ăn cho người và gia súc (Ahenkora& cs., 1998). Hạt đậu đen chứa 53% gluxit, 24% protein, 1,7% lipit, các vitamin C, B1, B2, PP, C… Ngoài ra, còn giàu axit amin như lysin, tryptophan, phenylalanin, threonin, valin, leucin, isoleusin, arginin, histidin và các nguyên tố vô cơ: Ca, P, Fe (Timko & Singh, 2008).
Ở Việt Nam, hạt đậu đen được sử dụng làm nguyên liệu cho chế biến các loại bánh kẹo, các món ăn như xôi, chè, cháo... Ngoài ra, đậu đen còn sử dụng làm thuốc chữa bệnh trong đông y do có hoạt tính chống oxy hóa, lợi tiểu (Đỗ Tất Lợi, 2004). Theo Đông y, đậu đen có vị hơi ngọt, tính hàn, có tác dụng giải độc, dưỡng âm bổ thận, khu phong hoạt huyết nên được sử dụng như là một vị thuốc cổ truyền giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tăng cường năng lượng cho cơ thể và ổn định lượng đường huyết. Đặc biệt trong hạt đậu đen rất giàu chất chống oxy hóa – anthocyanin. Theo một số nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nông nghiệp và Hóa thực phẩm (JAFC) của Mỹ, anthocyanin trong hạt đậu đen giống như có trong nho, quả mâm xôi, dâu tây… nhưng cao gấp 10 lần. Bên cạnh đó, đậu đen có thời gian sinh trưởng ngắn, có thể trồng nhiều vụ trong năm, dễ tham gia vào nhiều công thức luân canh cây trồng trên nhiều vùng và nhiều chân đất khác nhau góp phần nâng cao giá trị sử dụng đất và sử dụng cho chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Đồng thời, đậu đen còn là cây giúp cải tạo đất rất tốt.
Hiện nay, nghiên cứu về nguồn gen và chọn tạo giống đậu đen ở Việt Nam chưa được chú trọng nên có rất ít công trình được công bố chính thức, hầu như không có giống mới nào được công bố lưu hành và phát triển trong sản xuất, ngoại trừ giống PN030. Giống đậu đen ở nước ta chủ yếu là các giống địa phương do người dân tự để giống nên bị thoái hóa, lẫn tạp và năng suất thấp, diện tích nhỏ lẻ, manh mún. Trước thực trạng đó, việc nghiên cứu điểm nông sinh dafabet com, năng suất và chất lượng của tập đoàn nguồn gen đậu đen là vô cùng cần thiết nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu để bảo tồn và phục vụ công tác chọn tạo giống mới.
Kết quả nghiên cứu đánh giá đặc điểm hình thái, nông sinh dafabet com, năng suất và chất lượng đã phân nhóm 60 mẫu giống đậu đen dưới dạng sơ đồ hình cây (Hình 1). Với hệ số tương đồng bằng 0,29; các mẫu giống đậu đen nghiên cứu được chia làm 6 nhóm chính. Nhóm I gồm 5 mẫu giống là L5; L25; C12; L26 và C36. Nhóm II là nhóm lớn nhất gồm 21 mẫu giống: L28; L22; L30; L20; L14; L9; C7; L8; L21; L23; L24; KO; L15; L11; L13; CB; C5; SL; TN1; L12 và C27. Trong nhóm này hai mẫu giống có quan hệ chặt về mặt di truyền (hệ số tương đồng đạt 0,63) là L11 và L15. Nhóm III gồm 18 mẫu giống: C14; 19; C35; NA; L18; C25; L3; KB3; C18; KB2; L16; 6; 19; C26; L29; L17 và L4. Nhóm IV gồm 6 mẫu giống: C17; C15; Đen NA; L1; C21 và L27. Nhóm V gồm 2 mẫu giống là C20 và QP. Nhóm VI gồm 8 mẫu giống: C28; K1; C32; C33 HD; L10; L7 và C1.
    |
 |
Hình 1. Phân nhóm di truyền 60 mẫu giống đậu đendựa trên đặc điểm kiểu hình |
Bên cạnh đó, đã xây dựng được dữ liệu hình ảnh về lá; hoa; quả và hạt của 60 mẫu giống đậu đen (điển hình một số mẫu giống như hình 2).
Như vậy, dựa trên kết quả đánh giá đặc điểm hình thái, nông sinh dafabet com, năng suất và chất lượng đã xây dựng được bộ cơ sở dữ liệu tập đoàn 60 nguồn gen đậu đen gồm hai dạng: 1) dạng file excel với các đặc điểm về kiểu hình của các mẫu giống; 2) dạng hình ảnh với 4 hình ảnh đặc trưng của từng giống về lá; hoa; quả và hạt.
Đây là bộ cơ sở dữ liệu đầu tiên với khá nhiều thông tin hữu ích và có giá trị khoa dafabet com cao, có thể được sử dụng cho các nghiên cứu chuyên sâu về cây đậu đen, các nghiên cứu về chọn tạo giống mới của đối tượng cây trồng này.
Nguyễn Thanh Tuấn - Một số kết quả nghiên cứu thuộc đề tài tiềm năng cấp Bộ